Chi tiết câu hỏi:

  Doanh nghiệp gặp khó khăn, nên chúng tôi thỏa thuận luân phiên nghỉ không lương với người lao động. Vậy trường hợp này có đóng bảo hiểm cho người lao động không?

Trả lời:

  Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT:
  "Điều 42. Quản lý đối tượng
...
  4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH."
  Theo đó, thỏa thuận nghỉ luân phiên có hai trường hợp:
  - Nếu vẫn trả lương ngừng việc cho những ngày nghỉ thì vẫn đóng bảo hiểm như bình thường, vì những ngày nghỉ này người lao động có hưởng lương ở công ty (chỉ là có thể ở mức thấp hơn).
  - Nếu thỏa thuận với người lao động những ngày nghỉ này là ngày nghỉ không lương, thì NSDLĐ xem lại tổng số ngày nghỉ và không hưởng lương trong tháng, nếu từ 14 ngày trở lên thì tháng đó không phải đóng bảo hiểm.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Trả lời:

Câu hỏi:
  Công ty có người lao động đi du lịch Đà Nẵng về, họ được yêu cầu phải cách ly tại nhà. Cho tôi hỏi là công ty tôi có phải trả lương cho người lao động này không? Vì lỗi không xuất phát từ công ty?
Trả lời:
  Theo hướng dẫn tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
  "2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: (i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền... thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định)."
  Theo đó, việc người lao động ngừng việc là do tác động trực tiếp của dịch Covid và người lao động này cách ly theo yêu cầu của người có thẩm quyền, do đó, công ty phải trả lương ngừng việc theo hướng dẫn trên.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Trả lời:

Câu hỏi:
  Công ty tôi có ủng hộ một khoản tiền, khẩu trang để phòng, chống Covid-19. Vậy những khoản này có được tính là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN hay không?
Trả lời:
  Tại Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020, trong phần các nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có nội dung:
  "Cho phép các khoản đóng góp, ủng hộ trong các hoạt động chống dịch Covid-19 là khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp".
  Vừa qua, tại Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 10/10/2020 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Chính phủ thống nhất đề nghị của Bộ Tài chính về việc báo cáo Quốc hội cho phép coi các khoản đóng góp, ủng hộ trong các hoạt động chống dịch COVID-19 là khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.
  Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội nội dung này.
  Như vậy, Chính phủ đã thống nhất khoản đóng góp, ủng hộ Covid-19 là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Nội dung này sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp thứ 10 tới đây.
Nguồn: Thư viện pháp luật

Trả lời:

Câu hỏi:
  Trước đây do tình hình dịch bệnh Covid-19, đơn vị cần mua gấp gạo hỗ trợ người dân vùng cách ly, giá trị gạo cần hỗ trợ là 22 tỷ đồng từ nguồn tiền vận động hỗ trợ. Để kịp thời hỗ trợ mua sắm gạo cho nhân dân khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo và ở vùng cách ly, đơn vị đã căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu để mua sắm gạo theo hình thức chỉ định thầu. Tôi xin hỏi, đơn vị tôi thực hiện như vậy có phù hợp không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
  Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu quy định một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật Nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
  Theo đó, nếu gói thầu mà bà Trâm đề cập thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu nêu trên thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu.
  Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Khoản 1, Điều 73 Luật Đấu thầu.

Trả lời:

  Công văn số 2600/BCT-KHCN ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn công bố hợp quy đối với sản phẩm dệt may trả lời như sau:
  1.1. Việc xác định mã hàng hóa
  Sản phẩm khẩu trang vải thông thường và khẩu trang vải kháng khuẩn (gọi chung là khẩu trang vải) thuộc dòng sản phẩm dệt may có mã HS 6214 (Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự) được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 01/2017/BCT. Các sản phẩm này phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại QCVN: 01/2017/BCT.
  1.2. Việc hợp quy đối với sản phẩm được may từ nguyên liệu đã công bố hợp quy được thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
  *Trường hợp 1: Đối với các sản phẩm được may từ các nguyên liệu đã công bố hợp quy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng không làm phát sinh thêm hóa chất (formandehyt, amin thơm): sản phẩm cuối cùng không phải thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy nhưng phải công bố hợp quy (xây dựng hồ sơ công bố hợp quy và gửi về Sở Công Thương).
  *Trường hợp 2: Đối với các sản phẩm được may từ các nguyên liệu đã công bố hợp quy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng có làm phát sinh thêm hóa chất (formandehyt, amin thơm): sản phẩm cuối cùng phải thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Trả lời:

Câu hỏi:
  Việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các khoản chi mua khẩu trang, nước sát khẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ và chi xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên để phòng ngừa lây nhiễm Covid- 19 như thế nào?
Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
  - Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ hướng dẫn việc xác định chi phí được trừ, không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN thì các khoản chi phí không được trừ gồm:
  “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
  “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT...
  2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
… 2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
... - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại Điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại Điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp...”.
  - Căn cứ đ.3.2 Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN:
"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...".
  - Căn cứ Điều 63 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:
  "Điều 63. Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  1. Nguyên tắc kế toán
  a) Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động...".
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty của ông Minh trong đợt dịch Covid-19 có phát sinh một số khoản chi mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ và chi xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên để phòng ngừa lây nhiễm vi rút Covid-19, nếu khoản chi ghi rõ tên cá nhân hưởng thì khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN; nếu khoản chi không ghi rõ tên cá nhân hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
  Các khoản chi nêu trên là các khoản chi trực tiếp cho người lao động ngoài các khoản chi lương thưởng đã thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động được xác định là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư 96/2014/TT-BTC nêu trên và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Trả lời:

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
  Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 1 tháng.
  Vì vậy, đề nghị công ty căn cứ vào quy định trên để thực hiện trả lương cho người lao động.

Trả lời:

Câu hỏi:
  Gia đình tôi có đầu tư một dự án trường học và vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hóa. Hàng tháng thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn Ngân hàng. Dự án thuộc phân loại nợ nhóm 1. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trường học phải nghỉ từ tháng 2/2020, vì vậy không có nguồn trả nợ dẫn đến nợ quá hạn. Theo Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối với các dự án bị ảnh hưởng vì dịch sẽ được giữ nguyên nhóm nợ nhưng Ngân hàng Phát triển đã chuyển nhóm nợ của khách hàng sang nhóm 5. Việc làm này gây ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp. Tôi xin hỏi, Ngân hàng làm như vậy có đúng quy định không?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
  Về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì Covid-19 vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT), Bộ Tài chính có Công văn số 5288/BTC-TCNH ngày 29/4/2020 nhất trí về nguyên tắc việc NHPT rà soát, đánh giá để báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận, thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các khách hàng khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế, tuân thủ các quy định của pháp luật.
  
  Về việc được giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng vay vốn tại NHPT: Thẩm quyền xử lý rủi ro đối với khoản vay tín dụng đầu tư Nhà nước tại NHPT được thực hiện theo quy chế xử lý rủi ro tại NHPT do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  Hiện nay, Bộ Tài chính là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy chế xử lý rủi ro tại NHPT. Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên hệ Bộ Tài chính và NHPT để được biết thêm về các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn tại NHPT bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trả lời:

Câu hỏi:
  Đơn vị sự việc công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quản lý và sử dụng 503m2 đất tại đường Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (theo quyết định). Hằng năm, đơn vị nộp 100% tiền thuê đất cho Chi cục Thuế Hoàn Kiếm theo đúng giá TP. Hà Nội quy định. Hiện tại đối với khu đất tổng mức thuê như sau:
Mức giá cao nhất đối với đường Lê Thánh Tông x hệ số K.
Theo thông báo của cơ quan Thuế quận Hoàn Kiếm mức thuê năm 2020 xấp xỉ là 800 triệu đồng.
Như vậy, đơn vị là đối tượng trực tiếp thuê đất và nộp tiền thuê đất cho Nhà nước.
  
  Tuy nhiên, cơ quan Thuế quận Hoàn Kiếm sau khi tiếp nhận đơn xin chậm nộp tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước để hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 đã trả lời đơn vị tôi không thuộc đối tượng được hưởng do:
- Không ký hợp đồng thuê đất trực tiếp với TP. Hà Nội.
- Không được TP. Hà Nội trực tiếp giao đất.
  Đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của thành phố dừng hoạt động từ cuối tháng 3/2020 đến cuối tháng 4/2020. Ngoài ra, đơn vị nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong tình trạng dịch Covid - 19. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
  Căn cứ Điều 3 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất:
  “4. Đối với tiền thuê đất
  Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 05 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2020”.
  Căn cứ Quyết định 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ quy định:
  Tại Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng:
  “1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (sau đây gọi là người thuê đất)...”.
  Căn cứ quy định trên, đối tượng được gia hạn nộp tiền thuê đất kỳ đầu năm 2020 theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ và giảm tiền thuê đất năm 2020 theo Quyết định 22/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là người thuê đất được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, hợp đồng dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm (Đối với trường hợp giảm tiền thuê đất năm 2020 thì phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19).
  Trường hợp đơn vị thuê đất chưa có Quyết định, hợp đồng thuê đất theo quy định thì không thuộc đối tượng được gia hạn nộp tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất.
  Cục Thuế TP Hà Nội đề nghị đơn vị căn cứ hồ sơ thực tế và đối chiếu các quy định để thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đơn vị cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.

Trả lời:

  Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trả lời câu hỏi của Hộ kinh doanh đối với vấn đề điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP như sau:
  Hộ kinh doanh đảm bảo đủ điều kiện quy định tại Điều 3, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và có hồ sơ đề nghị hỗ trợ thì được xem xét hỗ trợ.
Việc thẩm định, phê duyệt các đối tượng được hỗ trợ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các nguyên tắc theo Nghị quyết 42/NQ-CP, đặc biệt là nguyên tắc hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 ./.

Các khảo sát khác

Khảo sát thông tin về các vấn đề thuế - hải quan chuẩn bị Hội nghị Đối thoại Thuế - Hải quan 2021

Kết thúc: 15/11/2021

Câu hỏi: 0

Kết quả khảo sát