Doanh nghiệp, HTX thủ công mỹ nghệ “vượt khó” trong đại dịch Covid-19

01/12/2021 | Mô hình ứng phó cho doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp, HTX thủ công mỹ nghệ “vượt khó” trong đại dịch Covid-19
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, tuy nhiên các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn có những cách thức để duy trì trong đại dịch Covid-19 từ việc tìm nguồn cung cho đến cách thức bày bán, quảng bá, kinh doanh sản phẩm của mình.
Dưới đây là 2 trong số các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã “vượt bão” Covid-19 thành công.

Đưa sản phẩm “trưng bày” trên sàn thương mại điện tử - Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Lis Global

  1. Vấn đề doanh nghiệp

  • Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc tìm kiếm thị trường, duy trì doanh thu. Giãn cách xa hội khiên việc mua bán, lưu thông hàng hóa đột ngột ngưng trệ khiên nguồn cầu trong nước của doanh nghiệp giảm mạnh.

  • Thời gian đầu khi triển khai đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử Alibaba.com gặp nhiều trở ngại về cách thức vận hành hệ thống, trình bày nội dung, sử dụng ngôn ngữ…

  1. Cách làm của doanh nghiệp

  • Tham gia tích cực vào các buổi đào tạo của Alibaba.com để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến kinh doanh thương mại điện tử, kinh nghiệp thực tế về quy trình xuất khẩu, quy định của các hiệp định thương mại được ký kết…

  • Có chiến lược để tận dụng tất cả các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và các tính năng khác của Alibaba.com để xác định đối tượng tiềm năng trên nền tảng này

  • Tìm gặp các đại lý của Alibaba.com để nhận sự hỗ trợ, chỉ dẫn một cách kĩ lưỡng

  1. Kết quả

  • Thời gian đầu, chỉ có 1-2 thư hỏi hàng. Tuy nhiên, sau 2 tháng, lượng tương tác đã tăng lên khoảng 3-6 thư. Chỉ sau 3 tháng, công ty đã nhận được 7-10 thư hỏi hàng mỗi ngày, cho nhiều sản phẩm khác nhau. Khách hàng chủ yêu đến từ Mỹ và các nước Châu Âu.

  • Sang năm 2021, khi dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài, chiến lược mở rộng kinh doanh trên nền tảng TMĐT Alibaba.com của chúng tôi giúp các đơn hàng vẫn đến đều đặn. Doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty đạt được khoảng 4 tỷ, tăng 300% so với năm trước và đạt 50% kế hoạch đề ra.

  • Hiện tại, xuất khẩu thông qua nền tảng TMĐT của công ty đang chiếm tới 80% tổng doanh thu và được xác định là nhiệm vụ hàng đầu.

Cải tiến kĩ thuật để “vượt khó” - HTX Mây tre đan Vân Sơn (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình)

  1. Vấn đề doanh nghiệp

  • Tình hình dịch bệnh làm người lao động lo lặng về việc mất việc làm và thu nhập

  • Việc xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ gặp khó khăn, nhiều đơn hàng phải tạm dừng

  • Việc tìm kiếm nguồn cung để tạo ra sản phẩm cũng gặp vấn đề trong thời điểm giãn cách xã hội

  1. Cách làm của doanh nghiệp

  • Về vấn đề lao động: HTX chủ động giảm lao động thường xuyên trong xưởng, bố trí người làm việc theo ca và giữ khoảng các an toàn. Đồng thời, HTX cũng cung cấp đủ khẩu trang, dung dịch rửa tay, xịt khuẩn để người lao động sử dụng trong quá trình làm việc

  • Tận dụng khoảng thời gian tạm dừng, HTX tập trung sơ chế nguyên liệu tinh từ nguồn mây thu mua trên địa bàn để xuất bán cho các làng nghề, doanh nghiệp trong nước.

  • Tập trung mở rộng thị trường trong nước, tích cực tìm kiếm đối tác mới, hoàn thiện các đơn hàng đã ký từ trước, cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

  • HTX cũng liên tục cải tiến kĩ thuật, mẫu mã, áp dụng công nghệ vào sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, kết nối với khách hàng

  1. Kết quả

  • Trong tháng 09/2021, HTX đã xuất bán đươc 2 xe hàng trị giá 255 triệu đồng

  • Từ đầu năm 2021 đến nay, HTX đã xuất bán gần 200 tấn nguyên liệu thô, 12 tấn nguyên liệu tinh, 120 cuộn sản phẩm mây mắt cáo. Doanh thu 9 tháng năm 2021 đạt gần 3 tỷ đồng.

  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ của HTX luôn ổn định, thậm chí có thời điểm còn “cháy hàng”

  • Thời gian tới, HTX tiếp tục huy động nguồn vốn để thu mua nguyên liệu, tích cực tìm kiếm bạn hàng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh đào tạo nghề nhằm mở rộng sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.