1. Bối cảnh
Tối đa hóa trải nghiệm trực tuyến lẫn thực địa cho khách hàng đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành bán lẻ hiện nay. Theo thống kê của Google, đại dịch COVID đã khiến cho mọi người linh hoạt hơn trong hình thức mua sắm. 73% số người được phỏng vấn nói rằng họ quan tâm đến nội dung mua sắm hơn là cách thức mua sắm, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức 65% trước đại dịch. Trong khi thương mại điện tử là một yếu tố thiết yếu của chiến lược bán lẻ, thì thành công trong tương lai của các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào trải nghiệm của khách hàng ở cả cửa hàng thực địa lẫn trực tuyến
2. Xu hướng bán lẻ thực ảo trên thế giới
Tại Trung Quốc: nhiều thương hiệu ở Trung Quốc đã dùng thuật toán để cá nhân hóa và thúc đẩy trải nghiệm cho khách hàng, ví dụ như đề xuất hương nước hoa theo phong cách cá nhân, đặt trước phòng thử đồ ở cửa hàng quần áo, đặt bàn tại quán cà phê để thu hút khách trở lại cửa hàng…
Tại Mỹ: Dick’s Sporting Goods - hãng bán lẻ đồ thể thao - đã thống kê số lượt nhấp chuột trên trang web và cập nhật chiến lược truyền thông của họ để tạo ra trải nghiệm mua sắm gắn kết với khách hàng hơn. Hãng đã đẩy mạnh các địa điểm vận động như sân chơi cỏ, tường leo núi hay lớp học yoga, nhằm kết hợp với trải nghiệm kĩ thuật số để thu hút khách hàng.
Backcountry - nhà bán lẻ trực tuyến chuyên dụng về trang phục và thiết bị ngoài trời. Để thu hút khách đến cửa hàng, Backcountry đã mở hai địa điểm trải nghiệm thực tế trong năm vừa qua, cung cấp mô hình bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến tích hợp, cho phép khách hàng xem qua các sản phẩm cả tại cửa hàng và online.
3. Yêu cầu về dữ liệu và công nghệ
Tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán, ví dụ như cho phép khách hàng tự thanh toán hoặc trang bị cho nhân viên máy tính tiền cầm tay, cũng giảm thiểu việc khách hàng phải xếp hàng chờ đợi ở quầy thu ngân.