Gửi ý kiến theo hộp dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi

Chi tiết câu hỏi:

Công ty tôi có gia công sang chiết đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, có khi thì chỉ gia công bên thuê gia công cung cấp toàn bộ bao bì, khi thì công ty mua bao bì và tính vào giá gia công, và khi công ty mua bao bì thì kê khai thuế đầu vào cho dịch vụ gia công này.

Cho tôi hỏi, hiện mức thuế suất GTGT cho dịch vụ gia công sang chiết đóng gói thuốc bảo vệ thực vật công ty đang xuất cho khách hàng trước đây là 10% là đúng không? Theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì có được giảm thuế còn 8% hay không?

Trả lời:

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT

+ Tại Điều 9 quy định về thuế suất thuế GTGT 0%

+ Tại Điều 10 quy định về thuế suất thuế GTGT 5%

+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất thuế GTGT 10%:

“Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

. . .”

- Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tại Điều 1 quy định:

“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

. . .

3. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

. . .

4. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

. . .”

+ Tại khoản 1 Điều 3 quy định:

“Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.”

  • Căn cứ Phụ lục I - Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
  • Căn cứ Phụ lục II - Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
  • Căn cứ Phụ lục III - Danh mục hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin giảm thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Căn cứ các qui định nêu trên:

Trường hợp Công ty có dịch vụ gia công sang chiết đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì dịch vụ gia công nêu trên thuộc các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%. Nếu dịch vụ gia công sang chiết đóng gói thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Cục Thuế TP. Cần Thơ trả lời độc giả Nguyễn Thị Kim Mai biết để thực hiện đúng quy định của pháp luật./.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Chi tiết câu hỏi:

Kính gửi Quý cơ quan!
Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2022, một số mặt hàng, dịch vụ sẽ được giảm thuế 2%. Sản phẩm chính của Công ty Puritrak là hệ thống lọc không khí bao gồm: Máy lọc không khí, phần mềm điều khiển (cloud server), dịch vụ bảo trì vận hành, phụ kiện khấu hao (màng lọc). Chúng tôi đã đọc và nghiên cứu Nghị định hướng dẫn nhưng dô nhận thức chưa hết về văn bản, Công ty chúng tôi không tìm thấy mã ngành mà Công ty có liên quan tới Nghị định. Vì vậy, Công ty chúng tôi muốn được Quý cơ quan giải đáp thắc mắc mặt hàng: Máy lọc không khí, Phần mềm điều khiển (cloud server), Dịch vụ bảo trì vận hành, Phụ kiện khấu hao (màng lọc) có được giảm thuế GTGT từ 10% về 8% hay không?.
Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc Hội về chính sách tải khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hỏi và phát triển kinh tế xã hội.
Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tưởng Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn giảm thuế quy định giảm thuế giá trị gia tăng.
Tại Điều I quy định về giảm thuế giá trị gia tăng:
“1. Giảm thuế giả trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chúng khoản, bảo hiểm, kinh doanh bắt động sảm, kim loại và sản phẩm từ kìm loại đủ khối thoảng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tình chế, sản phẩm hóa chất. Chỉ tắt tại Phụ lụe 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hỗa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chỉ tiết tại Phụ lục H ban bành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tìn theo pháp luật về công nghệ thông tìn. Chỉ tiết tại Phụ lục HT ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hỏa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại...
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia lăng theo phương pháp khẩu trừ được áp dụng múc thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này"
Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:
“1, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 thẳng 02 năm 2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kế từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022."
Căn cứ Phụ lục I, II, HI ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả tính thuế giá trị giá tăng theo phương pháp khẩu trừ, cung cắp các sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục 1, II, HI ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phú thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/ND-CP ngày 28/01/2022 của Chính phú kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu hàng hóa, dịch vụ của Công ty của Độc giả cung cấp (theo mã ngành sản phẩm Việt Nam tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Chính phủ) với các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên đề thực hiện đúng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, để nghị Độc giả cung cấp hỗ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề được hướng dẫn cụ thể.

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi thứ nhất: Liên quan đến quyết toán thuế TNCN, công ty tôi có số lượng nhân viên rất lớn, chúng tôi có thể lập danh sách, trên danh sách đó, người lao động sẽ xác nhận mình thuộc trường hợp ủy quyền nào, ký và xác nhận việc ủy quyền quyết toán thuế TNCN thay vì mỗi người một tờ giấy ủy quyền có được không?
Câu thứ thứ hai: Tôi là giảng viên đại học, đã nghỉ hưu, hiện còn tham gia 1 số công việc chuyên môn và khi nhận thù lao thì các đơn vị có trừ 10% thuế TNCN. Xin hỏi tôi có thể sử dụng phần mềm nào để khai thuế TNCN và các thủ tục kèm theo? Thu nhập năm 2020 nhưng cơ quan không xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho tôi, đến nay mới cấp để thực hiện quyết toán và hoàn thuế vào năm 2021 thì có bị phạt không?

Trả lời:

Trả lời cho câu hỏi thứ nhất:

Theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cá nhân muốn ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay, thì gửi Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai, quyết toán thuế, thì trong trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lao động ủy quyền quyết toán thuế TNCN lớn, có thể tạo danh sách người lao động có ủy quyền quyết toán thay, nhưng danh sách này phải đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản trên mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai:

Về việc khai thuế TNCN bạn có thể khai trên ứng dụng HTKK phiên bản mới nhất hoặc qua công thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (thuedientu.gdt.gov.vn chọn phân hệ cá nhân) sau đó in bản giấy và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định. Trường hợp bạn muốn nộp hồ sơ khai thuế TNCN bằng phương thức điện tử (không phải nộp hồ sơ giấy cho cơ quan thuế) thì bản phải đăng ký tải khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021 của Tổng cục Thuế.

Về khấu trừ thuế, theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Chi tiết câu hỏi:

Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, có cửa hàng tại Đà Nẵng, cửa hàng hạch toán phụ thuộc, công ty mẹ xuất hóa đơn. Vậy trong năm nay chúng tôi có thực hiện phân bổ thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho Đà Nẵng hay không?

Trả lời:

Luật Quản lý thuế số 38 quy định việc phân bổ thuế GTGT đối với doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn như sau:

Điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

b) Khai thuế GTGT tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC quy định:

“Khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế GTGT: 1. Các trường hợp được phân bổ:

a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;

b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Do nội dung hỏi chưa nói rõ địa điểm kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực nào, nên xin trả lời về nguyên tắc như sau: Trường hợp địa điểm kinh doanh của người nộp thuế thuộc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh phải lập hồ sơ khai riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh.

Trường hợp địa điểm kinh doanh của người nộp thuế không thuộc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh kê khai tập trung đối với hoạt động SXKD của địa điểm kinh doanh vào hồ sơ khai thuế của trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phân bổ thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC nêu trên thì đơn vị chủ quản lập thêm bảng phân bổ thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư số 80/2020/TT-BTC.

Theo Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế Việt Nam.

Chi tiết câu hỏi:

Tháng 3/2022, gia đình ông Lâm Văn Tài (tỉnh Cà Mau) có 3 người nhiễm COVID-19 (F0) và 1 người thực hiện cách ly y tế (F1), nhưng đến nay chưa ai được nhận trợ cấp. Ông Tài đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trường hợp của gia đình ông.

Trả lời:

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau trả lời như sau:

Hộ ông Lâm Văn Tài có 4 khẩu. Trong tháng 3/2022, hộ ông Lâm Văn Tài có 3 người nhiễm COVID-19 (F0) và 1 người thực hiện cách ly y tế (F1), cụ thể:

  • Vợ ông Tài điều trị nhiễm COVID-19 (F0) tại gia đình từ ngày 17/3/2022 đến ngày 27/3/2022 hoàn thành điều trị.
  • Con thứ nhất của ông Tài điều trị nhiễm COVID19 (F0) tại gia đình từ ngày 17/3/2022 đến ngày 27/3/2022 hoàn thành điều trị.
  • Con thứ hai ông Tài điều trị nhiễm COVID-19 (F0) tại gia đình từ ngày 23/3/2022 đến ngày 2/4/2022 hoàn thành điều trị.
  • Ông Tài thực hiện cách ly y tế (F1) tại gia đình 17/3/2022 đến ngày 21/3/2022 hoàn thành cách ly y tế.

Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, thời gian hỗ trợ đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0) và người thực hiện cách ly y tế F1 từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021.

Như vậy, đối với trường hợp ông Lâm Văn Tài và các thành viên trong hộ của ông Tài thực hiện điều trị nhiễm COVID-19 (F0) và thực hiện cách ly y tế (F1) trong tháng 3/2022 nên không thuộc diện được hỗ trợ.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chi tiết câu hỏi:

Kính gửi: Bộ Tài chính
Hiện tại chúng tôi đang vướng mắt về thuế suất thuế Giá trị gia tăng của dịch vụ Gia công kim loại liên quan đến áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/2/2022.
Theo điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định được áp dụng thống nhất tại các khâu:
  • Nhập khẩu
  • Sản xuất
  • Gia công
  • Kinh doanh thương mại.
Hiện Công ty chúng tôi có Dịch vụ gia công kim loại cho khách hàng, nguyên liệu là sắt thép do khách hàng cung cấp, chúng tôi chỉ thực hiện gia công (cắt, phay…).
Căn cứ theo Nghị định trên nếu tra theo hàng hoá là sắt thép thì Dịch vụ gia công trên sản phẩm này sẽ không được giảm thuế, tức vẫn áp dụng thuế suất 10%. Ngược lại, nếu tra theo mã ngành " gia công cơ khí, tráng phủ kim loại" thì mã ngành náy không có trong Phụ lục I, II, III (ban hành kèm theo NĐ15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ)
Công ty chúng tôi kính mong Bộ tài chính và Tổng cục thuế hướng dẫn cụ thể thuế suất của dịch vụ gia công kim loại để chúng tôi thực hiện đúng chính sách giảm thuế của nhà nhà nước. Trân trọng cám ơn!

Trả lời:

Theo Điều 1 Nghị Định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:

“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

...

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng…

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng...”.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp ngành nghề kinh doanh của Công ty là dịch vụ gia công kim loại...nếu dịch vụ gia công kim loại của Công ty không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì các dự án của Sở GTVT được giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo quy định.

Đề nghị công ty tra cứu tại hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam để tự xác định danh mục dịch vụ được giảm, lập hóa đơn riêng cho dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng và thực hiện kê khai các dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp Công ty không lập hóa đơn riêng cho dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng../.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Chi tiết câu hỏi:

Công ty tôi đang gặp phải tình huống sau: Ngày 7, 8, 9/2/2022, bên bán cung cấp dịch vụ và xuất cho bên mua 6 hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Tổng giá trị hóa đơn trong từng ngày dưới 20 triệu đồng nên bên mua đã thanh toán bằng tiền mặt cho bên bán. Ngày 12/4/2022, bên mua phát hiện 6 hóa đơn trên xuất sai đơn giá và thuế suất. Bên bán đã kê khai thuế, do đó bên bán đã xuất hóa đơn điều chỉnh giảm 6 hóa đơn trên về 0 đồng và xuất bổ sung 6 hóa đơn mới đúng đơn giá và thuế suất (tổng tiền của 6 hóa đơn trên không đổi). Tuy nhiên, 6 hóa đơn mới này lại được xuất trong cùng ngày 12/4/2022.

Tôi xin hỏi, bên mua có cần phải thanh toán chuyển khoản cho 6 hóa đơn xuất bổ sung kia và lấy lại khoản tiền mặt trước đó đã thanh toán để được khấu trừ và tính chi phí hợp lý hay không?

Trả lời:

Căn cứ các quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp công ty mua dịch vụ vào các ngày 7, 8, 9/2/2022 của cùng một nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đã nhận hóa đơn GTGT, với giá trị từng lần (hoặc tổng giá trị trên các hóa đơn trong cùng một ngày) có giá trị dưới 20 triệu đồng (giá đã bao gồm thuế GTGT), công ty đã thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt cho nhà cung cấp dịch vụ thì công ty được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ chi phí dịch vụ trên các hóa đơn này. Không cần thanh toán lại khi lập lại hóa đơn do sai sót.

Trường hợp, ngày 12/4/2022 nhà cung cấp dịch vụ phát hiện các hóa đơn có sai sót về đơn giá và thuế suất (nhưng tổng thanh toán không thay đổi) và người cung cấp dịch vụ đã thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Người cung cấp dịch vụ xuất điều chỉnh các hóa đơn sai sót về 0 đồng và xuất bổ sung các hóa đơn mới để thay thế cho các hóa đơn đã lập có sai sót, dẫn đến tổng thanh toán trên các hóa đơn thay thế trong ngày đó có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì công ty không cần thực hiện thanh toán qua ngân hàng tổng số tiền trên các hóa đơn điện tử thay thế này, do đây là thủ tục về xử lý hóa đơn có sai sót không phải trường hợp mua dịch vụ mới của một nhà cung cấp trong cùng một ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng theo hướng dẫn nêu trên.

Về thủ tục xử lý hóa đơn đã lập có sai sót đề nghị công ty và nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu các quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Chi tiết câu hỏi:

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn tham khảo, Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, các doanh nghiệp vận tải sẽ được hưởng ưu đãi xuất hóa đơn cước vận chuyển giảm 30% thuế suất tức 70% x 10% thay vì 10%.

Tuy nhiên, hóa đơn vận chuyển của công ty ông Tuấn hiện tại đang được cấu thành bởi các chi phí có thuế suất là 10% gồm: Chi phí nâng hạ của cảng bãi, chi phí hải quan của cảng bãi, chi phí cơ sở hạ tầng của Sở Giao thông vận tải, chi phí dịch vụ làm hàng của doanh nghiệp, chi phí cước vận chuyển của doanh nghiệp (do cước vận chuyển của công ty ông không chỉ đơn thuần là cước xe chạy mà còn bao gồm các thành phần đã nêu trên, mà các thành phần đó lại chịu thuế suất 10%).

Đồng thời, các chi phí này là các chi phí không cố định nên khi bóc tách ra sẽ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của cước vận chuyển đơn thuần trong tổng giá trị cước.

Ví dụ: Đơn giá nâng hạ của 1 container hàng ở mỗi một cảng bãi là biến số, dẫn đến cấu thành của giá vận tải nếu tách ra theo giá nâng hạ sẽ không cố định, vì vậy việc bóc tách là không thể.

Ông Tuấn hỏi, việc áp dụng thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 70% x 10% hay 10%? Trường hợp không thể bóc tách, ông xuất hóa đơn cước vận chuyển 10% thì hóa đơn có được coi là hợp lệ không? Nếu hóa đơn hợp lệ thì khách hàng của ông có được khấu trừ đủ 10% khi nhận hóa đơn hay không?

Trả lời:

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Về nguyên tắc, đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp (không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện) thuộc Phụ lục I quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT (ban hành kèm theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ) được áp dụng giảm 30% thuế GTGT theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đối với các hoạt động không thuộc Phụ lục I nêu trên thì không được áp dụng giảm 30% thuế GTGT.

Trường hợp công ty của ông cung cấp dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác cho khách hàng (bên mua) mà không thể tách riêng được doanh thu từ hoạt động vận tải và doanh thu từ các hoạt động khác thì công ty lập hóa đơn GTGT với thuế suất 10% trên toàn bộ doanh thu cung cấp dịch vụ để giao cho bên mua.

Căn cứ hóa đơn GTGT đã lập, công ty kê khai thuế, nộp thuế đầu ra. Bên mua được kê khai khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng đầy đủ nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chi tiết câu hỏi:

Kính gửi Bộ tài chính, theo nghị định 15 về việc giảm thuế GTGT từ 10% còn 8% đối với một số mặt hàng. Cho tôi hỏi: TH1: Trường hợp cty tôi đi mua hàng và mặt hàng thuộc diện chịu thuế 8% nhưng bên nhà cung cấp lại xuất hóa đơn cho bên tôi thuế 10% (vì kế toán bên nhà cung cấp không xác định được rõ phần thuế của mặt hàng này có được giảm hay không nên vẫn để xuất thuế 10% cho đảm bảo an toàn về thuế của họ tránh bị truy thu xuất thiếu thuế). Như vậy trường hợp này bên cty tôi có được kê khai thuế 10% của hóa đơn này hay không, hay chỉ được kê thuế 8% còn lại 2% tiền thuế loại ra không được kê khai (cty tôi trả tiền thanh toán theo tổng tiền thuế 10% cho nhà cung cấp & bên nhà cung cấp không đồng ý xuất điều chỉnh tiền thuế). TH2: Cty tôi bán xe ô tô con và có phần dịch vụ sửa chữa xe cho khách hàng, vậy hóa đơn xuất ra nếu nội dung ghi: sửa chữa xe BKS:123 thì thuế kê khai là 8 hay 10%. Kính mong được sự phản hồi sớm ạ.

Trả lời:

- Căn cứ Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định như sau:

“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại….

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

...

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

…”

+ Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

...”

- Căn cứ Phụ lục I, II, III danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

- Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Độc giả tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính Phủ thì không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính Phủ.

Đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ.

Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế hàng hóa, dịch vụ Công ty Độc giả cung cấp, đối chiếu với các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính Phủ để xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, không được giảm thuế đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Chi tiết câu hỏi:

Công ty là doanh nghiệp sản xuất phần mềm có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh phụ thuộc tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, hiện đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo ngành nghề. Theo quy định trước đây thuế TNDN phải nộp được phân chia theo tỷ lệ chi phí các nơi. Theo quy định mới thì thuế TNDN phải tách riêng hoạt động ưu đãi và không hưởng ưu đãi. Trong đó hoạt động ưu đãi cần theo dõi được doanh thu – chi phí phát sinh để tính riêng thuế phải nộp cho địa bàn của chi nhánh. Do công ty không theo dõi được doanh thu riêng, các chi nhánh phải hạch toán phụ thuộc. Vậy với thay đổi như thế này, công ty sẽ xác định doanh thu của hoạt động hưởng ưu đãi ba nơi như thế nào, do tính chất công việc lập trình, các bạn ở ba nơi vẫn cùng tham gia dự án chung.

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có chi nhánh phụ thuộc có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.

Theo Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế.

Các khảo sát khác

Khảo sát thông tin về các vấn đề thuế - hải quan chuẩn bị Hội nghị Đối thoại Thuế - Hải quan 2021

Kết thúc: 15/11/2021

Câu hỏi: 0

Kết quả khảo sát