Gửi ý kiến theo hộp dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi

Chi tiết câu hỏi:

Cá nhân có thu nhập từ cho thuê tài sản dưới 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì cá nhân có phải nộp hồ sơ khai thuế hay không? Doanh nghiệp đi thuê tài sản của cá nhân và trong hợp đồng quy định doanh nghiệp có trách nhiệm khai thuế thay đối với hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập từ cho thuê tài sản do đơn vị chi trả dưới 100 triệu đồng, thì doanh nghiệp có nghĩa vụ khai thuế thay cho cá nhân hay không?

Trả lời:

Trả lời:

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính:

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 hướng dẫn về nguyên tắc áp dụng đối với phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản:

“1. Nguyên tắc áp dụng

b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản...”.

Tại Điều 8 hướng dẫn khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản và tổ chức khai thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản:

“1. Đối với trường hợp cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

... - Cá nhân trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNCN nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản

Cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà trong hợp đồng thuê có thoả thuận bên đi thuê nộp thuế thay thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân bao gồm cả thuế GTGT và thuế TNCN.

a) Khấu trừ thuế

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khấu trừ thuế GTGT, thuế TNCN trước khi trả tiền thuê tài sản cho cá nhân nếu trong năm dương lịch cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản tại đơn vị trên 100 triệu đồng. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp, tổ chức khai thay, nộp thay đối với hợp đồng cho thuê từ 100 triệu/năm trở xuống tại đơn vị.

Quy định mới về khai nộp thuế từ 1/8/2021

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2021) hướng dẫn thuế GTGT, TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

Tại Khoản 2 Điều 4 quy định về nguyên tắc khai thuế:

“2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN...”.

Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 8 hướng dẫn phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân:

“1. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà trong hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận bên đi thuê là người nộp thuế;

... 3. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống tại nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể ủy quyền cho các tổ chức chi trả khai thuế thay, nộp thuế thay đối với doanh thu phát sinh tại đơn vị được ủy quyền trong năm tính thuế. Riêng đối với hộ khoán mà ngoài doanh thu khoán, hộ khoán còn nhận được các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác thì tổ chức chi trả thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay theo thực tế chi trả các khoản này trong năm tính thuế. Trường hợp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản thì áp dụng việc xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định đối tượng không phải nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư này”.

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 hướng dẫn về phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản:

“1. Cá nhân cho thuê tài sản

c) Cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản”.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

Trường hợp cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

Cá nhân ký hợp đồng cho thuê tài sản với doanh nghiệp mà trong hợp đồng thuê có thoả thuận bên đi thuê nộp thuế thay thì doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân bao gồm cả thuế GTGT và thuế TNCN.

Doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT, thuế TNCN trước khi trả tiền thuê tài sản cho cá nhân nếu trong năm dương lịch cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản tại đơn vị trên 100 triệu đồng.

Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể uỷ quyền theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp khai thay, nộp thay đối với hợp đồng cho thuê từ 100 triệu/năm trở xuống tại đơn vị.

Kể từ ngày 1/8/2021, đề nghị bà thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đề nghị bà liên hệ với cơ quan thuế quản lý nơi phát sinh địa điểm kinh doanh để được hỗ trợ giải quyết.

Tải xuống câu trả lời

Chi tiết câu hỏi:

Người lao động và đơn vị sử dụng lao động có thể nộp trực tuyến hồ sơ đề nghị hỗ trợ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (tại địa chỉ: https://ncovi.dichvucong.gov.vn/).

Trả lời:

Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ gửi hồ sơ sang cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết (đối với dịch vụ công "Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất") và xác nhận (đối với các dịch vụ công khác).

Đồng thời, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đơn vị sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ để Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận theo quy định tại Chương I, II, III của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam (tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/) hoặc trên phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội điện tử (I-VAN).

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Công ty tôi vì dịch COVID-19 phải tạm dừng hoạt động. Xin hỏi, công ty cần chuẩn bị giấy tờ gì để người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ từ nhà nước và nộp hồ sơ tại đâu?

Trả lời:

Trả lời:

Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 23 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:

1. Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau:

a) Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

b) Quyết định thôi việc.

c) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.

4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quyết định này.

Điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

1. Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Như vậy, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ như quy định trích dẫn ở trên và gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTBXH nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Nguồn: Báo lao động

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Theo phản ánh của ông Trần Anh Tuấn, người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH MTV Mây Việt (Đồng Nai), hiện một số ngân hàng thương mại không hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19 mà còn gây khó khăn.

Cụ thể, các ngân hàng không cho doanh nghiệp vay, thông báo ngưng giải ngân; các tài trợ thương mại thanh toán quốc tế như LC có bảo đảm từ khách hàng đều bị từ chối cho vay. Đối với Công ty của ông Tuấn, ngân hàng “ép” trả các khoản vay đến hạn có thế chấp bằng tài sản, không tiếp tục cho vay để bổ sung vốn lưu động trong trạng thái công ty đang hoạt động, tăng lãi suất cho vay.

Ông Tuấn có một khoản gửi tiết kiệm tại OCB - Chi nhánh Đồng Nai, lãi suất 3,7%/năm, ngân hàng đề nghị Công ty ông sử dụng gói trả theo tháng, nhưng nếu Công ty vay thì lãi suất lại từ 9-10%/năm. Trong hợp đồng ký hạn mức với OCB - Chi nhánh Đồng Nai, OCB tự ý thông báo ngưng thực hiện hợp đồng hạn mức đã ký. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của Công ty.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tuấn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, trả lời các vấn đề ông đã nêu trên.

Trả lời:

Trả lời:

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Đối với nội dung “không cho doanh nghiệp vay, thông báo ngưng giải ngân”: Ông Trần Anh Tuấn là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Mây Việt (Công ty Mây Việt). Tại thời điểm ngày 30/5/2021, tổng dư nợ tín dụng tại OCB - Chi nhánh Đồng Nai là 14.500 triệu đồng.

Hiện tại OCB - Chi nhánh Đồng Nai vẫn giải ngân theo nhu cầu của Công ty Mây Việt trong phần hạn mức có tài sản bảo đảm và ngừng giải ngân đối với phần hạn mức không có tài sản bảo đảm.

Nguyên nhân OCB - Chi nhánh Đồng Nai ngưng giải ngân đối với phần hạn mức tín dụng không có tài sản bảo đảm cho Công ty Mây Việt là do doanh thu của Công ty sụt giảm nghiêm trọng, không có nguồn thu/dòng tiền về để bảo đảm thanh toán nợ đến hạn (đặc biệt là sụt giảm nguồn thu từ USD) nên OCB - Chi nhánh Đồng Nai thực hiện theo điều khoản đã ký kết giữa hai bên tại hợp đồng tín dụng.

Về nội dung “các tài trợ thương mại thanh toán quốc tế như LC có bảo đảm từ khách hàng đều bị từ chối cho vay”: Các khoản tài trợ LC của Công ty Mây Việt dựa trên tài sản bảo đảm bằng nguồn thu từ LC xuất khẩu, về bản chất đây được cho là khoản vay không có tài sản bảo đảm, khi nguồn thu từ xuất khẩu của Công ty Mây Việt sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến tài sản bảo đảm.

Do đó, để đảm bảo an toàn vốn của mình, OCB - Chi nhánh Đồng Nai đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro theo điều khoản đã ký kết giữa giữa OCB - Chi nhánh Đồng Nai và Công ty Mây Việt tại hợp đồng tín dụng.

Đối với nội dung: “Ép trả các khoản vay đến hạn có thế chấp bằng tài sản, không tiếp tục cho vay để bổ sung vốn lưu động trong trạng thái Công ty đang hoạt động”: Qua kiểm tra lịch sử trả nợ của Công ty Mây Việt, các khoản thu nợ gốc trong thời gian qua chủ yếu là các khoản vay đã đến hạn. Do đó, Công ty Mây Việt có nghĩa vụ thực hiện trả nợ cho ngân hàng là theo đúng thỏa thuận giữa hai bên và theo quy định của pháp luật.

Việc “không tiếp tục cho vay để bổ sung vốn lưu động trong trạng thái doanh nghiệp đang hoạt động” là do doanh thu của Công ty sụt giảm nghiêm trọng, không có nguồn thu/dòng tiền về để bảo đảm thanh toán nợ đến hạn (đã giải đáp như nêu trên).

Về nội dung “tăng lãi suất cho vay, không hỗ trợ doanh nghiệp”: Khi ký hợp đồng tín dụng hạn mức giữa OCB - Chi nhánh Đồng Nai và Công ty Mây Việt bằng cả VND và ngoại tệ (USD). Thông thường các khoản vay bằng USD có lãi suất khoảng từ 2,8% đến 3,8%/năm và lãi suất các khoản vay bằng VND khoảng 8,3%/năm; việc giải ngân bằng ngoại tệ phải dựa trên cơ sở Công ty có nguồn thu/dòng tiền về trả nợ bằng USD đồng thời Công ty phải có hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn bằng USD phù hợp theo quy chế cho vay…

OCB - Chi nhánh Đồng Nai đánh giá lại và nhận thấy Công ty Mây Việt hiện không đáp ứng điều kiện được giải ngân bằng USD theo quy định của OCB. Do đó, ngày 19/5/2021, OCB - Chi nhánh Đồng Nai giải ngân cho Công ty Mây Việt bằng VND (lãi suất khoảng 8,3%/năm).

Mức lãi suất nêu trên đã được Công ty chấp thuận trước khi áp dụng và phù hợp với chính sách cho vay của OCB tại từng thời điểm giải ngân.

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Theo phản ánh của ông Lê Đức Huy (Quảng Trị), Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất có quy định:

"Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định".

Thôn của ông Huy (thôn Khe Xong, thị trấn KrôngKlang) nằm trong danh sách thôn đặc biệt khó khăn (xã không phải xã đặc biệt khó khăn) được ban hành kèm theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Huy hỏi, thôn ông có được hưởng chính sách miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP hay không?

Trả lời:

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất có quy định:

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

“…2. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định”.

Tại Điều 1 Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 thì địa bàn thị trấn KrôngKlang thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị nằm trong danh sách xã khu vực II, trong đó thôn Khe Xong là thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi nằm trong danh mục thôn, xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, thời điểm trước ngày 4/6/2021, thôn Khe Xong thuộc thị trấn KrôngKlang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị được hưởng chính sách miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Chính phủ.

Trường hợp tiền sử dụng đất phát sinh kể từ ngày 4/6/2021 trở đi thì đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành (thay thế Quyết định số 582/QĐ-TTg) phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Vậy, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị trả lời cho ông Lê Đức Huy được biết.

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Năm 2020, do đại dịch covid-19 nên cơ quan tôi thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến, để đáp ứng nhiệm vụ chính trị thì các xã trên địa bàn huyện có trang bị thêm một số thiết bị phục vụ cho họp trực tuyến như: Màn hinh; thiết bị điều khiển; âm ly; loa, micro; webcam hội nghị; hệ điều hành, cổng kết nối....

Theo Quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 50/2017/QĐ-TTg thì máy móc thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, đơn vị bao gồm: Máy móc thiết bị trang bị tại các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Tuy nhiên khi thanh toán tại Kho bạc nhà nước huyện thì cho rằng đây là máy móc thiết bị chuyên dùng chứ không phải là máy móc thiết bị dùng chung, nên không đồng ý thanh toán vì nếu là máy móc thiết bị chuyên dùng thì phải đưa vào danh mục máy móc thiết bị chuyên dùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cho tôi hỏi, các thiết bị để lắp đặt cho phòng họp trực tuyền nêu trên là máy móc thiết bị dùng chung hay là máy móc thiết bị chuyên dùng? Máy móc, thiết bị nào là phục vụ hoạt động chung và loại nào là chuyên dùng?

Trả lời:

Trả lời:

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại các Điều 7, 8, 10 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị như sau:

(1) Về máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung

- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm: (i) Máy móc, thiết bị trang bị tại các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (ii) Máy móc, thiết bị gắn với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 1 Điều 7 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ).

- Về thẩm quyền quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu sử dụng, thiết kế xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thuê máy móc, thiết bị theo quy định của pháp luật quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều Điều 7 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả (khoản 2 Điều 7 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ).

(2) Về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Máy móc, thiết bị chuyên dùng (trừ máy móc, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo) là máy móc, thiết bị có yêu cầu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị (điểm a khoản 1 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg).

- Về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng: (i)Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; (ii) Trong thời gian Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa quy định chi tiết hướng dẫn theo điểm a khoản 2 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg, bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện điểm b khoản 2 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg (Điều 8, Điều 10 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg).

- Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng được công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được gửi cơ quan Kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát chi theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 8 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg).

Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan, tổ chức, đơn vị; do đó, trường hợp quá trình thực hiện còn vướng mắc, đề nghị có báo cáo cụ thể, gửi cơ quan chức năng của địa phương để được xem xét, xử lý theo quy định.

Chi tiết câu hỏi:

Đơn vị tôi đang quản lý 1 gói thầu có giá trị 413,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nhà thầu phụ quy định trong hồ sơ dự thầu là 10%. Nhà thầu trúng thầu đã đề xuất 2 nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu với tổng giá trị là 25 tỷ đồng tương đương với 6% giá hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu đề xuất bổ sung 2 nhà thầu phụ ngoài danh sách đề xuất trong hồ sơ dự thầu và đã được chủ đầu tư chấp thuận với tổng giá trị là 16,8 tỷ đồng. Tổng giá trị các nhà thầu phụ lúc này là 10% giá trị hợp đồng.

Sau đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiến độ gói thầu chậm so với hợp đồng đã ký, nhà thầu tiếp tục đề nghị bổ sung 1 đơn vị với giá trị đề nghị bổ sung là 15 tỷ đồng.

Như vậy, tổng giá trị thực hiện của các nhà thầu phụ bổ sung ngoài danh sách đề xuất trong hồ sơ dự thầu là 31,8 tỷ đồng, tương đương với 8,18% giá trị hợp đồng (sau khi trừ đi phần công việc thuộc trách nhiệm của các nhà thầu phụ đã được đề xuất trong hồ sơ dự thầu).

Tôi xin hỏi, vậy việc bổ sung 1 đơn vị với giá trị bổ sung là 15 tỷ đồng nêu trên có vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu hay không? Trường hợp chủ đầu tư xem xét, điều chuyển phần khối lượng 15 tỷ đồng này và ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị là có phù hợp với quy định hay không?

Trả lời:

Trả lời:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu, một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

Theo hướng dẫn tại Mục 29.2 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 31.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được chủ đầu tư chấp thuận.

Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu mà chưa được chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

Theo đó, việc quản lý, sử dụng nhà thầu phụ phải tuân thủ quy định nêu trên.

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Đề nghị làm rõ đối tượng bán hàng rong những mặt hàng nào và bán ở đâu sẽ được hỗ trợ do Covid-19? Người đi nhặt ve chai, phế liệu nhỏ lẻ để bán có được hỗ trợ không?

Trả lời:

Trả lời:

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định là người buôn bán nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định các mặt hàng:

- Lương thực, thực phẩm, đồ uống thuốc lá, thuốc lào

- Hàng dệt, may sẵn, giày, dép

- Thiết bị gia đình (khóa cửa, thảm, chăn, màn, rèm, khăn, dao kéo, thiết bị, đồ dùng gia dụng khác)

- Đồ thờ cúng, vàng mã và hàng hóa phục vụ mục đích tín ngưỡng

- Hàng văn hóa, giải trí (sách, báo, tạp chí, đĩa nhạc và video, thiết bị dụng cụ thể dục thể thao, trò chơi và đồ chơi)

- Hàng gốm sứ, thủy tinh

- Hoa tươi, hoa giả, cây cảnh, động vật cảnh

- Hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ

- Hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh

- Đồng hồ, kính mắt…

Điểm c Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định một trong những điều kiện hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm là người lao động làm một trong những công việc thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, trong đó có công việc “thu gom rác, phế liệu”.

Đề nghị công dân đối chiếu các quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số số 15/2020/ QĐ-TTg để thực hiện.

Chi tiết câu hỏi:

Câu hỏi:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty của tôi muốn báo giảm lao động vì không hoạt động được. Vậy, công ty tôi muốn báo giảm từ tháng 3 đến tháng 6 có được không?

Trả lời:

BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21, Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 86, Khoản 1 Điều 98 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc theo mức đóng quy định và trích từ tiền lương của người lao động theo mức đóng quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng: Người sử dụng lao động và người lao động không đóng BHXH tháng đó; khi có thay đổi thông tin tham gia BHXH, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH.
Đề nghị bà đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện theo đúng quy định.

Chi tiết câu hỏi:

  DN của tôi vẫn có doanh thu quý 1/2020= 30 tỷ. Theo quy định tại khoản 3 điều 1, chương I, QĐ số 15 có ghi: "3. Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến 31/3/2020) do ảnh hưởng bởi dịch covid-19."

  Xin hỏi: Như vậy doanh nghiệp của tôi có được hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương không?

Trả lời:

  Cục Quan hệ lao động và Tiền lương có ý kiến như sau:

  1. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó nguyên tắc hỗ trợ là Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

  2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg thì người lao động được hỗ trợ khi làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

  3. Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác theo mẫu số 15 quy định trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hướng dẫn thẩm định tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ cho người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  * Trường hợp 1: Tổng doanh thu Quý I/2020 bằng Không.

  * Trường hợp 2: Đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  (1) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Quý I/2020 không lớn hơn Không;

  (2) Quỹ dự phòng tiền lương tại thời điểm ngày 31/3/2020 bằng Không;

  (3) Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm ngày 31/3/2020 nhỏ hơn Phải trả

Các khảo sát khác

Khảo sát thông tin về các vấn đề thuế - hải quan chuẩn bị Hội nghị Đối thoại Thuế - Hải quan 2021

Kết thúc: 15/11/2021

Câu hỏi: 0

Kết quả khảo sát